-
Con người” như William Faulkner đã nói “là tổng số những nỗi bất hạnh” mà mỗi người phải tự đương đầu một mình. Không ai có thể gánh vác cho ai bất cứ điều gì, vì ngay mỗi người còn chưa giải quyết được cho chính mình những bước thăng trầm mà mình phải đi qua trong cuộc đời đầy khó khăn phức tạp này.
-
Nếu chỉ có khổ đau mà chưa có hạnh phúc thì vẫn chưa thể giác ngộ. Nếu sống trên "thiên đường" mà chưa xuống địa ngục thì vẫn chưa thể có cái biết toàn vẹn.
-
Sống không phải là tránh trải nghiệm khó, có trải nghiệm dễ. Nếu chỉ trải qua những điều dễ dàng, thì chẳng thể phát huy được khả năng tiềm ẩn, mà khả năng quan trọng nhất là khả năng đối diện đứng vững của tâm.
-
"Nếu một người bị bắt quả tang ăn cắp bánh mì, tất cả thành viên của Cộng đồng, Xã hội và Đất nước này phải xấu hổ.!"
-
Vấn đề Tăng Đoàn và Giáo Hội, có lẽ phải có một bước chuyển từ Tăng Đoàn đến Giáo Hội. Nhưng bước chuyển ấy được xác lập khi nào? Và dựa trên cơ sở nào để khẳng định đó là gạch nối giữa Đạo Phật và Phật Giáo?
-
Trong vô vàn mối nguy dẫn đến sự suy thoái của Đạo, không có mối nguy nào có tên gọi nghe rất quen thuộc và không ai không biết nhưng không thể tránh được như là Tiền.
-
Có sự khác nhau căn bản giữa hành giả với nhà tu. Hành giả chuyên tâm con đường giác ngộ của mình. Nhà tu quan tâm, nghiên cứu đến con đường giác ngộ trong mối cộng sinh với các hoạt động xã hội, chính trị, văn hóa và đương nhiên các hoạt động này có thể mâu thuẫn trầm trọng với con đường giác ngộ.
-
Việc tu hành (gồm cả xuất gia và không xuất gia) là chọn một con đường, và mãi mãi là một con đường. Người đi trên con đường có thể mang màu da khác nhau, cảm nhận màu nắng hay sắc mưa khác nhau, đón nhận cái lạnh của mùa đông và cả con nắng mùa hạ, mùa thu se sắt hay mùa xuân khai hội theo cách thế, tâm tình khác nhau…
-
Khi nói về Đạo Phật, phải nhắc tới bậc hiền triết Shakyamuni, người đã giúp cho các đệ tử của Ngài tự kiến giải, tự tu tập và tự chứng trên con đường đi đến trạng thái Nirvana, tức Niết Bàn, một trạng thái không phải ai tu tập cũng có thể đạt được. Chính trạng thái đỉnh cao của trí huệ và thanh tịnh, chạm vào cảnh giới siêu thức này đã hấp dẫn rất nhiều đệ tử.
-
Không riêng gì Phật Giáo, Ki Tô Giáo…, mà hầu hết các tôn giáo ngày càng trở nên buồn thảm mặc dù các sinh hoạt tôn giáo ngày càng tỏ ra hiện đại, rầm rộ, có tính phổ biến hơn trước. Đó là một sự thật đáng buồn.