-
Trong cuộc sống, rất nhiều khi chúng ta chỉ chăm chăm bám chấp về một điều gì đó có vẻ tồi tệ, mà quên mất nhưng điều khác hiện hữu xung quanh nó...
-
Ta thử thực tập một ngày, một tháng hay một năm... rằng đừng thấy ai xấu cả. Thử xem tâm ta có nhẹ nhõm và thanh thoát hơn không?
-
Nhìn theo hướng lạc quan hay bi quan thì vẫn là tưởng tượng hoàn toàn giả do cái tôi tạo ra, chứ chưa phải là thấy ra sự thật. Và chỉ có nhìn vấn đề một cách trung thực mới có hành vi và nhận thức đúng tốt.
-
Có nhiều người họ có phước báo nên sinh ra được thân tướng tốt đẹp, trí tuệ thông minh lanh lợi. Lớn lên lại gặp nhiều điều may mắn, giàu có, thành đạt... Những người này, họ là những người đã có tu hành trong các đời trước nên nay nhận được quả lành.
-
Các điều kiện bên ngoài bao giờ cũng vô thường, vô thường nào cũng dẫn đến khổ, ai ai còn nương nhờ vào vô thường mà hạnh phúc thì hạnh phúc ấy chẳng thể vững bền.
-
Thông thường nhà Phật hay dùng câu “Pháp hỷ thiền duyệt” nghĩa là chúng ta nghe chánh pháp trong lòng thấy nhẹ nhàng thư thới. Đó là vui pháp hỷ hay pháp lạc.
-
Thiền đơn giản là thấy ra sự thật, sự thật về khổ, nguyên nhân của khổ, rồi đi đến cách quan sát khổ như một cách diệt khổ. Thiền là để thấy ra chân lý vô ngã vô thường của mọi sự vật, hiện tượng.
-
Sống thiền khiến ta biết trân trọng giá trị lao động chứ không phải làm biếng. Sống thiền giúp chúng ta không bị vận hành như cái máy trong những thói quen vô thức.
-
Đối với người tu, công phu soi lại mình rất là quan trọng, là then chốt trong mọi pháp tu. Pháp tu nào mà thiếu soi lại mình là khó đạt đến cứu cánh. Tụng kinh, lễ Phật nhiều mà không biết soi lại mình để thắng những phiền não sinh khởi cũng chưa là hay!
-
Cuộc sống của một người tìm đạo phần lớn là cô đơn, nhưng mình không đi tìm cô đơn, hay bắt buộc phải sống chung với cô đơn mà cái cô đơn này hoàn toàn lặng lẽ và tự nhiên từ bên trong.