-
Mỗi sự vật có căn cước riêng, không gì có thể vượt qua trong toàn thể vũ trụ.
-
Vì cơn vô thường hằng theo đuổi chúng ta không rời một giây phút nào, và cái chết chực sẵn bên ta không hẹn ngày giờ, nếu cứ dễ duôi thong thả qua ngày e có lúc phải hối hận.
-
Sự kì bí của Phật giáo vẫn luôn là câu hỏi mà các nhà khoa học hiện đại chưa thể khám phá ra, một trong những bí ẩn đó là sự tồn tại của hạt xá lợi. Nhưng đó có lẽ chính là thông điệp của các bậc chân tu để lại cho chúng sinh và nhiệm vụ của chúng ta là "giải mã".
-
Là con người, dù có mưu sinh, phải nhận thức cho được, đâu là thân, đâu là tâm. Để từ đó, có cách đối xử với 2 phần này phù hợp. Thân và Tâm, cái nào quan trọng hơn? Thân là nơi trú ngụ của Tâm, vậy nên, muốn Tâm an ổn, trước hết phải biết lo giữ lấy Thân, sao cho luôn khỏe mạnh, cường tráng.
-
Với từ ngữ “chúng sinh” thì chúng ta hiểu rằng do chúng duyên (tức là nhiều yếu tố nên gọi là chúng duyên) hợp lại với nhau mà sinh khởi nên gọi là chúng sinh.
-
Trong lịch sử loài người, cách hiểu "tứ dại" cũng trải qua nhiều giai đoạn với những phân tích ở góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong quá trình học Phật và hoằng Pháp, chúng ta cần phải làm sao giáo lý của Đức Thế Tôn đến với từng người, trong từng hoàn cảnh và từng điều kiện cụ thể một cách thích hợp và mang lại kết quả tốt đẹp nhất.
-
Quan niệm Tứ đại không chỉ bằng cái nhìn: đất là nắm đất ven đường, nước là dòng suối sau nhà, gió là cơn gió trước hiên và lửa là ngọn lửa trong bếp mẹ đang nấu; thì chúng ta đã thấy tứ đại nhưng còn rất hạn hẹp.
-
Chúng ta có thân là khổ, vì nó vô thường. Thân từ đại được cấu thành từ đất, nước, lửa, gió. Bản thân các vật chất này cũng từ các hoạt chất vi tế, biến đổi không ngừng, nay còn mai mất.