Các dạng thể hiện của Vô thường

02/05/2019 01:50 PM

Quanh ta có rất nhiều ví dụ. Như sự ảnh hưởng của thời gian tới vạn vật được so sánh với bánh xe của một chiếc xe đang chạy (chỉ chạm đất ở một khoảnh khắc nhất định nào đó); một khe suối nước luôn luôn tuôn chảy; một bọt nước được hình thành rồi tan biến...

Có nhiều dạng trình bày tính chân xác có giá trị chung của nguyên lý vô thường. 

Bằng nhiều hình ảnh minh họa, vô thường có thể được thể hiệu ra một cách chân thực, sống động, gần gữi.

Cảnh hoang tàn của làng mạc, thành phố… sau một cơn bão;

Con cái quan sát sự già yếu, bệnh tật của cha mẹ, sau một thời gian già bệnh, cha mẹ mất đi…

Bố mẹ quan sát sự lớn lên, trưởng thành của con cái…

Quan sát cảnh mặt trời lặn buổi hoàng hôn và mặt trời mọc lúc bình minh…


 
Ngay từ lúc sinh ra, con người đã bắt đầu hình trình đi đến cái chết
 
Hay quanh ta có rất nhiều ví dụ trực quan. Như sự ảnh hưởng của thời gian tới vạn vật được so sánh với bánh xe của một chiếc xe đang chạy (chỉ chạm đất ở một khoảnh khắc nhất định nào đó); một khe suối nước luôn luôn tuôn chảy; một bọt nước được hình thành rồi tan biến; những gợn sóng trên mặt hồ; một dương diệm, âm thanh của một chuông đồng…

Đức Datlai Latma dẫn chứng: “hình ảnh người thanh niên khỏe mạnh, nhưng bỗng ốm đau và lăn ra chết, cho ta một minh chứng rõ ràng nhất về vô thường”.

Trong lúc thiền quán, chúng ta có thể xác thực chân lý vô thường khi chứng kiến tư duy và cảm nhận không bao giờ đứng yên, giống nhau giữa 2 khoảnh khắc nối tiếp, mà thay vào đó, luôn nằm trong một dòng chảy (ví dụ như khoảnh khắc thật ngắn của một mối tư duy duy nhất  không bao giờ đứng yên, mà luôn chuyển tiếp đến một mối tư duy kế tục). 

Nếu quan sát một cách phân tích thì vô thường được xem như một sự thật, là vạn vật tồn tại trên cơ sở lệ thuộc vào cái khác nào đó, phát sinh từ cái khác nào đó và chuyển biến thành cái khác nào đó. Không một sự vật hiện tượng nào tồn tại một cách độc lập, thường hằng. 





 
Chính ở điểm này thì Niết-bàn được hiểu như một trạng thái (của tâm) tương phản trực tiếp của vô thường; có nghĩa là Niết-bàn là một trạng thái xuất thế, mang những tính chất thường còn, an lạc, tịch tịnh… và như vậy – khác với trường hợp các pháp thế tục – rất đáng được thành tựu. 




 
Ý nghĩa tối trọng của vô thường được làm sáng tỏ nếu chúng ta nhớ đến những lời dạy cuối cùng của Đức Phật trước khi nhập Đại Niết Bàn: "Hoại diệt là bản chất của chư hành, hãy cố gắng hết lòng." (pi. vayadhammā saṃkhārā, appamādena sampādethāti).

Nếu để ý, vén đi bức màn vô minh, ta sẽ thấy, tất cả là vô thường, như lời Phật: "này các tỳ kheo, tất cả các pháp hữu vi là vô thường".

 
coitaba.net
 

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]