Đáng buồn là nó lấy giả làm thật mà lại tự phân biệt, cho là vượt hơn tất cả.
Nghĩa là nó thường níu kéo bốn căn phiền não là : Ngã-si, Ngã-kiến, Ngã-mạn, Ngã-ái; cùng với Tham, Sân, Si để phóng tâm vọng tưởng, mơ mơ màng màng.
Thế nào là Tứ phiền não?
1. Ngã-Si: nghĩa là mê muội, không biết Bổn-tánh chân thật của mình, rồi nhận cái giả làm cái Chân mà đối với lẽ Đạo thì không biết Vũ-trụ, Nhân-Sinh là gì, mà bướng bỉnh cho mình là quán thông Chân lý.
2. Ngã-Kiến: Ngã-kiến nghĩa là chấp lấy ý kiến của mình là chí thiện, chí lý; rồi chẳng học hỏi chi nữa.
Kinh Phật chép bọn người mù xem voi: Người thứ nhất rờ đuôi voi, rồi bảo rằng voi giống cây chổi. Người thứ hai rờ chân voi, rồi bảo rằng voi giống cây cột.. Mỗi người quả quyết cái biết của họ là đúng. Người sáng nghe thấy bọn mù thì buồn cười. Thế mà họ hiu hiu tự đắc.
Người đời, nếu căn cứ theo cái mê lầm của Mạt-Na-Thức mà nhận định sự vật (chư pháp) thì chẳng khác nào nhóm người mù biết voi.
3. Ngã-Mạn: Ngã-mạn nghĩa là tự phụ, bướng bỉnh, khoe khoang, tự cho mình là tài giỏi hơn tất cả mọi người.
4. Ngã-Ái : Ngã-ái là chỉ biết có mình là quí trọng tài cao, đức rộng, không ai sánh bằng và muốn mình được tôn sùng và bắt người khác phải cung kính.
Cả bốn Ngã này đưa người ta chốn vọng tưởng, phiền não ê chề.
coitaba.net