Chủ nghĩa tư bản như một căn bệnh hiện đang lan ra toàn thế giới, mang theo ngọn gió toàn cầu hóa: “Chúng ta xây dựng một hệ thống mà không thể kiểm soát được. Nó thống trị ta, ta trở thành những nạn nhân và nô lệ của nó”.
Những nước đã từng là quê hương của đạo Phật như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam…, đang đi theo chủ nghĩa tiêu thụ như phương Tây: “Sức cuốn hút của khoa học và công nghệ khiến người ta từ bỏ những giá trị văn hóa đã từng là nền tảng căn bản cho nếp sống tâm linh của họ trong quá khứ”.
“Bởi học đòi theo những nước phương Tây nên họ bắt đầu có những khổ đau tương tự. Khủng hoảng trên thế giới tăng lên và gốc của vấn đề chính là quá trình toàn cầu hóa. Họ cũng mất luôn cái nhìn bất nhị nguyên. Nhiều Phật tử cho rằng Phật ở ngoài mình và chỉ khi nào chết đi mới đến được về cõi Tịnh Độ.
Trong quá khứ, có nhiều người không giàu nhưng họ cảm thấy thỏa mãn với đời sống của họ, họ cười và hạnh phúc an lạc cả ngày. Nhưng khi có nguời bắt đầu giàu lên, nhiều người nhìn vào những người đó và tự hỏi tại sao tôi không có một cuộc sống như vậy - một căn nhà đẹp, xe đẹp, một khu vườn đẹp và rồi họ từ bỏ những giá trị tốt đẹp vốn có của mình để lao theo vật chất.
Giống như tâm của chúng sinh vốn viên giác, trong sáng vẹn toàn. Nhưng trong quá trình sinh tồn đã tự dung nạp những uế tạp là ô nhiễm.
Bên cạnh niềm tin về sự chuyển hóa có thể xảy ra, chúng ta cũng chấp nhận khả năng nền văn minh này sẽ biến mất. Thầy Thích Nhất Hạnh đã đề cập đến nguyên tắc tâm linh tối thượng là “buông bỏ”. Chỉ khi nào mình thực sự buông bỏ cái ý “muốn” cứu hành tinh này thoát khỏi chính cái việc “biến đổi khí hậu” thì khi ấy chính nó lại có thể sẽ thay đổi được tình trạng hiện nay.
(Trích chọn lọc một số Tư tưởng của Thầy Thích Nhất Hạnh)
coitaba.net