Không ngoài nhân quả - Phần kết

27/07/2021 05:12 PM

Nếu quán sát thế giới trong gần 2 năm vừa qua, dù Covid-19 đã gây cho chúng ta biết bao thảm cảnh, nhưng nó đã thay mặt tự nhiên, “đòi lại” những gì là đặc tính vốn có của trái đất hoặc làm chậm lại nhiều quá trình hủy hoại tự nhiên do con người gây ra.

Khi nào thì hết dịch?

Đây là một câu hỏi lớn, đau đáu trong tất cả chúng ta.

Các chủng mới liên tục xuất hiện, liên tục dập tắt niềm hy vọng mong manh.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta hãy nhìn lại những điều Covid đã và đang dần làm thay đổi thế giới, với một góc nhìn khác đi, với tâm thế quân bình, không sợ hãi và oán thán.

Nếu quán sát thế giới trong gần 2 năm vừa qua, dù Covid-19 đã gây cho chúng ta biết bao thảm cảnh, nhưng nó đã thay mặt tự nhiên, “đòi lại” những gì là đặc tính vốn có của trái đất hoặc làm chậm lại nhiều quá trình hủy hoại tự nhiên do con người gây ra.

Trước hết, có thể nói, trong gần 2 năm qua, con người đã tiêu dùng ít hơn. Một bộ phận dân cư đã tối thiểu hóa nhu cầu do khó khăn kinh tế. Tiêu dùng xa xỉ đã suy giảm mạnh. Sản lượng sản xuất các ngành hàng nói chung giảm xuống đáng kể (trừ một số ngành hàng liên quan đến y tế)… Đồng thời con người và các dòng hàng hóa cũng di chuyển ít hơn rất nhiều.

Điều đó đồng nghĩa với việc giảm khai thác tài nguyên và tiêu thụ nguyên nhiên vật liệu, trong đó có nhiều nguyên liệu, nhiên liệu hóa thạch là tài nguyên không tái tạo. Môi trường bớt ô nhiễm do phát thải trong sản xuất và tiêu dùng. Ít nhất, trái đất cũng được giảm áp lực trong thời gian Covid hoành hành. Các dòng vật chất và năng lượng trên quả địa cầu dường như luân chuyển chậm hơn.


Trong cơ cấu sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm, người ta thấy con người đã bớt ăn thịt và tăng mức tiêu thụ các sản phẩm rau quả. Tỷ trọng này thay đổi cho thấy thay đổi nhận thức của con người trong việc bảo vệ sức khỏe trong thời gian dịch bệnh. Điều này đồng nghĩa số lượng vật nuôi công nghiệp bị giết thịt cũng sẽ giảm xuống đáng kể.

Bên cạnh đó, dường như có một sự thay đổi nhận thức mạnh mẽ về thói quen sinh hoạt và tiêu dùng. Để đối phó với dịch bệnh, đa số dân chúng đều tự nâng cao ý thức về phòng bệnh, tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. Do đó, tự ý thức về sinh hoạt, rèn luyện thân thể, tiêu dùng cá nhân phù hợp hơn và lành mạnh hơn.

Xã hội phát triển có xu hướng kéo con người tập trung về một số khu vực như các thành phố lớn dẫn đến nhiều hệ lụy bấp cập như: tụ tập đông người, quá tải hạ tầng gây tắc đường, ngập lụt, dễ phát tán bệnh dịch…  Covid đã cưỡng bức con người tự giải quyết các vấn đề này một cách chóng vánh.


Một thời gian dài, một số khu vực xã hội dường như đã bỏ quên giá trị gia đình, hoặc giá trị của tình yêu thương đồng loại. Nay có vẻ như Covid đang khôi phục lại những giá trị này. Trong thời gian giãn cách xã hội, các cá nhân có suy nghĩ tiêu cực (vì sự sợ hãi và phải chấp nhận) bắt buộc phải sống cùng nhau, thỏa hiệp lẫn nhau để tồn tại. Những người có lối sống tích cực thì càng dấy lên lòng bao dung, hướng đến người hoạn nạn với tấm lòng lành thiện. Con người càng hiểu rõ hơn sức mạnh và giá trị của tình thương giữa con người với con người.

Ở một góc nhìn khác, Covid chính là một liều vacxin tiêm thẳng vào trái tim khối óc toàn nhân loại, từ kiến trúc thượng tầng tới cơ sở hạ tầng. Nó làm bật ra những khiếm khuyết bất cập một cách triệt để và toàn diện để từ đó, con người tự nhận ra và hiệu chỉnh. Nó cảnh báo răn đe những tư tưởng xấu xa nhằm tư lợi. Nó trừng trị những kẻ xấu ác dám reo rắc nỗi thống khổ cho người khác…

Nói cách khác, nó chính là công cụ của NHÂN QUẢ.

Một điều chắc chắn là Covid19 rồi cũng sẽ qua đi, theo lẽ của vô thường. Nhưng có gì đảm bảo rằng sẽ không có những đạị dịch khác, nếu chúng ta vẫn tiếp tục lối sông hủy diệt tự nhiên?

Cho nên để dần bớt đi những sự phẫn nộ của tự nhiên thông qua những trận cuồng phong, đại hồng thủy, thiên tai, dịch dã... chúng ta phải biết dừng lại. Quay đầu sẽ là bờ.

Do đó, nếu chúng ta tin vào nhân quả, thì cũng dễ trả lời cho câu hỏi: KHI NÀO HẾT DỊCH?

Đó là khi chúng ta đã phải chịu đựng đủ những gì chúng ta gây ra.

Đó là khi chúng ta phải trả giá sòng phẳng cho những gì chúng ta đã làm, đã xâm phạm vào quy luật của tự nhiên.

Vì thế, từ bây giờ chúng ta phải hành động rốt ráo, chuộc lại lỗi lầm, ăn năn hối cải, thành tâm xám hối… để xả bỏ nghiệp ác, tạo nên nghiệp lành, đến đủ thì thôi.
 

Không còn cách nào khác cả.


coitaba.net

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]