Vô thần - sự nông cạn của cuộc sống?

31/10/2020 02:36 PM

Loài người, về tư tưởng, vẫn đang loay hoay lựa chọn giữa vô thần và tôn giáo. Đa số các nền văn minh đều theo một tôn giáo nào đó (hoặc hình thức tương tự), hoặc tuyến bố vô thần (như các nước theo chủ thuyết Chủ nghĩa Cộng sản...).

Triết học vô thần cho rằng, vật chất quyết định ý thức; không có thánh thần hay thượng đế, con người chết là hết…

Newton nhà vật lý vĩ đại thuần khiết khoa học, đã nghĩ ra Thượng Đế từ chính những thành quả đã phát hiện của mình. Ông thấy những vấn đề của vật lý hiện đại dù duy khoa học cũng chạm phải những vấn đề bí ẩn lớn hơn - phi lô-gic của con người, cái chỉ có thể thuộc về Thượng Đế.

Tờ Paris Match, ngày 29/5/1997, có viết về cuộc trăn trở Thượng Đế trong sự nghiệp vật lý của Newton như sau: “Ngay cả Newton, người cha của vật lý hiện đại đã luôn chìm đắm trong sự ám ảnh, cho đến khi chết, ông đã muốn chứng minh rằng vũ trụ là một chương trình bí ẩn đặt giữa Đấng toàn năng. Tiểu sử của ông tả lại ông muốn giải thích ẩn ngữ của bộ não Thượng Đế, ẩn ngữ của những biến cố quá khứ và tương lai thần thánh tiết lộ trước.

Giống như Aristote, quan niệm thần học là bộ môn khoa học cao nhất trong các môn khoa học lý thuyết; thì Einstein - nhà vật lý vĩ đại - cha đẻ của “Thuyết tương đối”, cho tôn giáo vừa là thể nghiệm vừa là cuốn hút cao nhất của khoa học cũng như nghệ thuật. Ông coi: “Cảm xúc đẹp nhất mà con người có thể có được là cảm xúc thần bí. Nó là mầm của nghệ thuật và khoa học chân chính”.
 


Con người liệu có thực sự tái sinh, có cảnh luân hồi?

Einstein lý giải: “Sự thể nghiệm tôn giáo vũ trụ là một thể nghiệm cao cả nhất, mạnh mẽ nhất có thể nảy sinh từ một sự nghiên cứu khoa học sâu sắc.

Người nào mất đi ý thức về sự huyền bí cũng sẽ mất đi năng lực thán phục, tôn trọng sâu sắc, và giống như một người đã chết".

Tại sao Einstein lại coi tôn giáo là ý thức về sự huyền bí?

Để lý giải điều này cách tốt nhất là dựa vào lý thuyết mới nhất của Freud - cha đẻ của môn phân tâm học hiện đại. Theo Freud, thì trong tâm thức người ta, cái ý thức chỉ là cái rất nhỏ soi giữa cái thế giới tối tăm bịt bùng - bí nhiệm vô biên của cõi vô thức. Và vô thức là tiềm năng và đất sống vô tận cho ý thức.

Một người càng thông thái thì miền vô thức của anh ta càng lớn, vì đó là miền đất vô biên kêu gọi ý thức lên đường. Trái lại, người càng thiển cận, nhất là những kẻ vô thần, thì miền vô thức càng nhỏ, khi đó tiếng gọi vọng về cho ý thức càng ít ỏi.

Ý thức giống như kẻ đi phiêu lưu vào thế giới vô thức, nó nhìn thấy những núi sông kỳ vĩ mà buông lời thán phục, đó là cách Einstein gọi là “sự huyền bí - cùng năng lực thán phục”. Tâm thức càng lớn - thế giới huyền bí càng mở ra và sự thán phục càng lớn. Trái lại, nếu thế giới của tâm thức của 1 kẻ vô thần (duy vật) chỉ nhỏ như một cái làng, đường ngang ngõ tắt đã thuộc lòng, thì hẳn nhiên mọi thán phục sẽ tắt lịm và Einstein gọi là “giống như một người đã chết”.

Kinh Phật cũng đề cập vấn đề này rất rõ và khá tương đồng với các vĩ nhân trên (theo Thiên Chúa). Đức Phật cho rằng tâm thức con người được hình thành bao gồm 8 loại nhận thức (bát thức) , trong đó có có 6 thức thông thường (gọi là lục thức bao gồm 5 thức của 5 giác quan + ý thức), và phần vô thức bao gồm 2 thức: tiềm thức (mạt na thức) và tàng thức (a lại da thức).

Người phàm với tâm thức nông cạn sẽ quanh quẩn với 6 thức thông thường. Các bậc thánh nhân nhận biết vũ trụ bằng cách khai mở phần vô thức. Đây chính là phần tâm linh huyền bí và chỉ có thể được khai ngộ thông qua con đường tu tập của các tôn giáo.

Con người chết rồi thực sự sẽ đi về đâu?

Do đó, người thường chỉ nhận biết thế giới thông qua 5 giác quan, nhưng khi khai mở phần vô thức, các bậc thánh nhận biết vũ trụ hoàn toàn khác. Nhiều bậc tu luyện khai mở các thức này đã đạt được các phép thần thông. Nên Kinh Phật cho rằng, chúng sinh tồn tại trong vũ trụ ở 3 cõi: dục giới, sắc giới và vô sắc giới là vậy.

Theo đó, nhận biết thế giới một cách vô thần (bằng mấy căn thô kệch), rồi tự cho mình là đỉnh cao trí tuệ, chẳng phải là nông cạn lắm sao?

Khi con người không có đạo, có thể dám làm bất cứ điều gì để đạt mục đích trong vòng danh lợi. Điều này không phải là nguy hại lắm sao?

Nếu có trí tuệ, chúng ta cần suy xét nghiêm túc vấn đề này.

Lương Tuân (TH)
 

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]