-
Người chánh kiến biết rõ tâm là rỗng không, tức vượt mê ngộ. Không có mê ngộ mới là chánh giải chánh kiến. Đây là chỗ tế nhị trong lúc tu hành. Mình còn thấy có niệm mê, niệm ngộ tức là chưa khỏi mê.
-
Là một người bình thường, sống trong đời sống thế gian, thì luôn phải mưu sinh, thực thi các trách nhiệm thường tình và chạy theo các dục lạc trần thế. Nhưng nếu có căn duyên đến với Phật pháp, bạn sẽ có những thay đổi đáng kể từ bên trong.
-
Hòa Thượng Thích Quảng Đức đã tự thiêu để bảo vệ chánh Pháp, trong bối cảnh chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã tổ chức đàn áp Phật giáo vào những năm đầu thập kỷ 60, thể kỷ 20.
-
Điều cần yếu là chúng ta có công phu thiết thực và thẳng tiến thì dù kiếp này chưa xong, kiếp sau tu tiếp cũng không sợ mất. Chỉ cần chúng ta có đủ sức mạnh của sự tinh tấn.
-
Trong cuộc sống chúng ta có thành kiến với ai rồi, thì nhìn người đó cái gì cũng xấu, đó là tùy tâm sanh. Cho nên, chúng ta hãy quán kỹ lại để thấy được sự lầm lẫn nơi tâm của mình.
-
"Nếu một người bị bắt quả tang ăn cắp bánh mì, tất cả thành viên của Cộng đồng, Xã hội và Đất nước này phải xấu hổ.!"
-
Đã là nhân quả thì việc gì đến nó phải đến. Nhưng nếu chúng ta biết chuyển hóa nó với tấm lòng bao dung, TỪ BI HỈ XẢ, xả bỏ hết các nghiệp xấu ác, mọi cái sẽ ổn.
-
Khi khai ngộ, Đức Phật đã khám phá ra 3 quy luật bất biến của vũ trụ: Vô thường, vô ngã và nhân quả (nghiệp). Đây được gọi là Tam pháp ấn, là nền tảng của tất cả các giáo lý Đạo Phật. Tất cả các lý thuyết khoa học (tự nhiên và xã hội) sau này chỉ là những khám phá rất nhỏ nhoi nằm trong các khái niệm này.
-
Từ “tham cầu”, con người biết tích lũy; rôi sau đó nâng lên thành sự “so sánh”, “hơn thua”… về cả vật chất và tinh thần. Từ đó con người biết “cạnh tranh”. Mưu ma chước quỷ từ đó mà sinh sôi nảy nở.
-
“Tất cả cảm giác hạnh phúc dựa trên vật chất đều không thể kéo dài, nó sẽ biến mất khi vật chất biến mất. Chỉ có sự yên bình và tĩnh lặng trong tâm hồn, niềm vui được sinh ra từ thân tâm mới thật sự là hạnh phúc”.