Họ hỏi, “Thế, phải chăng ngài là vị A-la-hán?”. Tôi cũng không biết và không quan tam tới điều đó. Và quả thực tôi có nên biết điều đó không?
Tôi cũng giống như thân cây, cho ra nhiều cành lá, đơm hoa rồi kết trái. Chim chóc đến ăn và làm tổ trên thân cây đó. Nhưng cây không tự biết sự hiện diện của chính nó. Nó chỉ thuận theo quy luật của tự nhiên; Thể hiện như chính bản thân nó mà thôi.
Thiền du khách là thiền sinh, đến tham vấn ngài Ajahn Chah, “Ngài bao nhiêu tuổi? Phải chăng quanh năm suốt tháng ngài chỉ sống quanh quẩn trong thiền viện?”
“Tôi không sống ở đâu cả,” ngài trả lời. “Không có chỗ nào để anh tìm thấy được tôi. Tôi không có tuổi.
Nếu có tuổi anh phải hiện hữu trên cuộc đời này, và khi anh nghĩ, anh hiện hữu trên cuộc đời này là anh đã tạo ra sự rắc rối. Không tạo ra những rắc rối, thì cuộc đời cũng sẽ không rắc rối. Đừng tạo cho mình bản ngã. Tuyết đối không có gì để nói cả.”…
Có lẽ vị thiền sinh kia đã cảm nhận rằng, cốt tủy của thiền minh sát không khác gì với cốt tủy của thiền tông.
Chỉ là cách nọ cách kia, còn sự vô ngã thì bao trùm lấy vạn hữu.
Thiền sư Ajahn Chah