Vượt lên việc tự lừa dối bản thân, nhìn thẳng vào khả năng tự thân, các bậc chân tu khẳng định rằng Tâm thức của con người là một dạng rất đặc biệt của nhận thức về kiến thức nội tại, nó hoàn toàn độc lập với mọi hoạt động tinh thần.
Năng lực của Tâm thức cho phép chúng ta hiểu về bản thân mình và thế giới thực tại, như nó là.
Tâm thức ban cho chúng ta kiến thức vẹn toàn về cái đang là, về vị trí của nó, về những gì chúng ta thực sự biết, và những gì chúng ta đang phớt lờ; và rằng với sự tỉnh thức, chỉ chính chúng ta mới có thể đạt được hiểu biết đúng về bản thân mình.
Tại một thời điểm nhất định, nếu có sự tỉnh thức, chỉ có chúng ta mới biết được mình vừa ra khỏi sự mê mờ. Chỉ có chúng ta mới biết được về lương tâm của chính mình, và rằng tâm ta có đang ở trong giây phút hiện tại hay không.
Sự mê mờ
Tâm thức của thú vật Trí năng, mà được gọi là người, thường ở trạng thái ngủ mê.
Những khoảnh khắc mà tâm thức tỉnh táo là hiếm có, rất hiếm. Đa phần, con người học tập, làm việc, lái xe, kết hôn, chết, v.v. với tâm thức hoàn toàn mê mờ, và nó chỉ tỉnh thức trong những khoảnh khắc rất đặc biệt.
Cuộc sống của con người là cuộc sống của những giấc mơ, nhưng họ lại tin rằng mình tỉnh táo và càng không bao giờ thừa nhận rằng mình đang ngủ mê, rằng tâm thức của mình cũng đang ngủ.
Nếu một người bất ngờ thức tỉnh, anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ khủng khiếp về bản thân mình; anh ta sẽ hiểu được sự ngờ nghệch và lố bịch của mình ngay lập tức. Và tự dằn vặt: sao mình lại có thể như vậy?
Như thế nên cuộc sống này thực ra là rất lố bịch, nó rất bi kịch, và hiếm khi nó tuyệt vời.
Nếu một võ sĩ quyền Anh bất ngờ thức tỉnh trong một trận đấu, anh ta sẽ cảm thấy xấu hổ trước toàn bộ công chúng và sau đó anh ta sẽ chạy trốn khỏi cảnh tượng kinh khủng đó trong sự ngạc nhiên của đám đông vẫn còn [trong trạng thái] ngủ mê và vô thức, hướng về một trận đấu vô nghĩa.
Dấu hiệu của sự thức tỉnh
Khi một người thừa nhận rằng Tâm thức của mình đang ngủ, bạn có thể chắc chắn rằng người đó đã bắt đầu thức tỉnh.
Ai nhầm lẫn tâm thức với các chức năng tâm lý: suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác và tín hiệu vận động thì họ đang thực sự là vô thức, họ đang mê muội.
Những người thừa nhận sự tồn tại của tâm thức nhưng lại hoàn toàn phủ nhận [sự tồn tại của] các cấp độ khác biệt của tâm thức, thì họ thiếu kinh nghiệm tỉnh thức của mình và trạng thái ngủ mê của tâm thức.
Tất cả những ai đã từng tỉnh thức, ngay cả chỉ trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, biết rất rõ từ sự thực chứng của riêng mình rằng có tồn tại những cấp độ tâm thức khác biệt trong bản thân mình.
- Thứ nhất, thời gian: Chúng ta đã duy trì trạng thái tỉnh thức trong bao lâu?
- Thứ hai, tần suất: Chúng ta đã đánh thức Tâm thức của mình bao nhiêu lần rồi?
- Thứ ba, biên độ và sự thấu suốt: Chúng ta đã ý thức về cái gì?
Chỉ khi thông qua một loại nỗ lực rất đặc biệt, chúng ta có thể đánh thức tâm thức, làm cho nó tỉnh thức [hoạt động] liên tục một cách có kiểm soát. Những trường hợp hiếm hoi này được đại diện bởi những con người đích thực như Đức Phật, Chúa Jesus, Hermes, Quetzalcoatl, v.v.
Những người sáng lập của các tôn giáo luôn ở trong sự tỉnh thức, họ là những đấng giác ngộ vĩ đại. Thông thường mọi người không có ý thức về bản thân mình. Ảo tưởng của việc luôn ở trong sự thức tỉnh sinh ra từ ký ức và từ các quá trình suy nghĩ.
Người nào thực hành bài tập hồi tưởng để nhớ lại toàn bộ cuộc sống của mình thì có thể thực sự nhớ lại mình đã kết hôn bao nhiêu lần, mình đã có bao nhiêu đứa con, cha mẹ mình là ai, giáo viên của mình là ai, v.v. nhưng điều này không thể hiện sự thức tỉnh của tâm thức, đây đơn giản chỉ là một hồi ức của những hành vi vô ý thức; thế thôi.
Có 4 trạng thái của tâm thức, đó là:
- Ngủ
- Trạng thái Cảnh giác [thức]
- Ý thức về tự thân
- Tâm thức Khách quan.
Thú vật Trí năng đáng thương bị gọi nhầm là con người, chỉ sống trong hai trạng thái. Một phần cuộc đời của nó trôi qua trong trạng thái ngủ và phần còn lại trong trạng thái bị gọi nhầm là cảnh giác, cũng là [một trạng thái] ngủ.
Người ngủ và đang mơ, cứ tưởng anh ta đã thức dậy sau khi anh ta đã trở lại trạng thái cảnh giác [thức], nhưng trong thực tế thì trong suốt trạng thái cảnh giác [thức] này, anh ta vẫn tiếp tục một trạng thái ngủ mê khác.
Giống như vào buổi rạng đông, khi mà các vì sao dường như bị ẩn đi vì ánh sáng mặt trời nhưng chúng vẫn tiếp tục tồn tại mặc dù đôi mắt vật chất của chúng ta không cảm nhận được chúng.
Trong cuộc sống thường ngày, con người không biết gì về ý thức tự thân và về tâm thức khách quan thì còn ít hơn thế nữa.
Tuy nhiên, con người lại tự hào và cả thế giới này nghĩ rằng mình là tự tỉnh thức; thú vật trí năng tin chắc rằng nó có tâm thức của riêng nó và không đời nào chấp nhận việc bị nói rằng nó đang ngủ mê và rằng nó sống mà không có ý thức về bản thân.
Có những khoảnh khắc đặc biệt khi mà thú vật trí năng đang tỉnh thức, nhưng những khoảnh khắc này rất hiếm, có thể xảy ra trong một thời điểm hy hữu như lúc gặp nguy hiểm, trong một cảm xúc mãnh liệt, một hoàn cảnh mới thay đổi hay trong một tình huống mới và bất ngờ, v.v.
Quả là hổ thẹn khi thú vật trí năng đáng thương không có bất kỳ sự kiểm soát nào đối với những trạng thái thoáng qua của tâm thức, rằng nó không thể gợi chúng lên, rằng nó không thể duy trì các trạng thái đó một cách liên tục được.
Tuy nhiên, Đức Phật khẳng định rằng một người có thể đạt được sự tỉnh thức, kiểm soát Tâm thức của mình và có được tâm thức tự thân.
Tham khảo: Giáo dục Căn bản của Gnosis.