Như một kết quả của tất cả những triết lý về Vô thường, Phật giáo dạy chúng ta phương pháp Quán vô thường (pi. aniccānupassanā) để chứng nghiệm nguyên lý này.
Theo các bậc giác ngộ, nếu việc thực hành quán vô thường này chỉ kéo dài như thời gian của một cái khảy tay thì nó hoàn toàn vô bổ, và qua đó cho thấy chúng ta ít quan tâm đến khái niệm vô thường như thế nào. Và khi đó, tất cả các hiểu biết về nó là nông cạn và không có giá trị chứng ngộ.
Việc nhận thức nguyên lý vô thường không phải chỉ để thoả mãn tri thức. Nó rất quan trọng và thực tiễn, vì có thể giải thoát con người ra khỏi sự bám chặt vào các đối tượng (thuộc tâm thức cũng như ngoại cảnh). Nếu vạn vật vô thường thì chúng cũng không thật có giá trị, và đây cũng là lý do vì sao chúng không đáng được lưu ý. Đặc biệt là người ta nhấn mạnh đến tính vô thường của thân thể, cảm nhận và các tầng lớp tâm thức (khổ, lạc và trung tính), vì chúng không những là đối tượng của kinh nghiệm chúng ta thường có, mà cũng là những kênh mạch mà qua đó, các đối tượng trong thế gian được chúng ta nhận thức.
Mặt khác, vô thường là một khái niệm (chứng ngộ) cơ bản và gốc rễ nhất để trước khi chúng ta hiểu biết (và chứng ngộ) các khái niệm và khía cạnh khác, của Phật Pháp nói chung, trên con đường hiểu đởi, học đạo.
Quá trình quán chiếu vô thường bao gồm "sự chú ý" đến sự xuất hiện của một đối tượng đã được đề ra (để quán chiếu), và sự "xác định" tính "tùy thuộc" cũng như "nguyên nhân" của nó; sau đó ta "chú ý" đến sự tiêu giảm cũng như diệt vong, và nhận thức được tính chất "tạm thời" của nó.
Nơi đây, một đối tượng được đề ra trước đây không đơn thuần được "thấy" là vô thường, mà còn được "diễn sinh" từ một cơ sở sự thật, là nó tồn tại trên cơ sở tùy thuộc vào một đối tượng khác và chính đối tượng khác này cũng vô thường. Để thấy vô thường thuộc lẽ “duyên sinh, duyên khởi”.
Ví dụ như "cảm nhận" (thọ) là vô thường vì tùy thuộc vào "thân" cũng là vô thường, và v.v...
Khi bị bỏng, ta có thể xoa kem cho đỡ đau và cảm nhận quá trình thay đổi của cái đau; nhưng khi vết đau bị vật khác đâm vào hoặc lại bị đổ nước sôi lên, nỗi đau biến đổi rõ rệt.
Quán vô thường là một quá trình mà qua đó, hành giả đi từ cái biệt thể đến cái tổng thể, và ngược lại, từ tổng đến biệt thể, cho đến khi đạt được nhận thức sâu sắc, tức là trí huệ (sa. prajñā), là "tất cả đều vô thường" (sa. sarvam anityam). Trong thiền định, vô thường phải được tu tập đến mức cao nhất gọi là “thể nhập”. Thể nhập là trạng thái người hành thiền luôn biết rõ như thật (bằng cảm nhận dù đang nhắm mắt) thế giới bên ngoài và tự thân là vô thường để không còn bám víu vào những gì đang hiện hữu, kể cả tưởng (tưởng là những suy nghĩ ở trong đầu).
Nông hay sâu trong phép thiền quán có thể ví dụ như sau: chúng ta biết Chùa Một Cột nằm ở đâu, đẹp xấu làm sao, tại vị trí nào của Hà Nội. Một người không biết, nếu ta có chỉ cho rằng, nó ở chố này, chỗ này, như thế này, hôm sau có ai hỏi người ấy đã quên mất, hoặc nói lại một cách không rành mạch, và không thể chỉ vì người ấy đâu có biết rõ. Còn một người đã biết rõ thì dù ai có nói khác đi, hay đẹp hoành tráng đến mấy, thì người ấy có tin không? Không thể tin phải không, vì người ấy đã trải qua kinh nghiệm xác thực về nó.