-
Dâng lên Tam Bảo bức tranh chì chân dung đức Thế Tôn an nhiên với nụ cười chứa đầy hiểu biết và thương yêu của Phật tử Vương Kiến Nguyên.
-
Một người tức giận là do không giải quyết được những đau buồn của mình. Họ là nạn nhân đầu tiên của sự đau buồn đó, còn bạn là người thứ hai. Hiểu được điều này, lòng tư bi sẽ nảy nở trong ᴛι̇ɱ và sự tức giận sẽ tan biến. Đừng trừng phạt họ, thay vào đó, hãy nói gì đó, làm gì đó để vơi bớt nỗi đau buồn.
-
Trong cuộc sống gia đình cũng như ngoài xã hội, điều quan trọng là chúng ta phải biết quên mình vì người, thì mới có an lạc và hạnh phúc. Còn nếu tâm ý quá ích kỷ, chỉ biết có mình, gia đình mình, đoàn thể mình, tôn giáo mình, cái gì cũng vì mình, thì chỉ có phiền não và khổ đau mà thôi.
-
Nói đến đạo Phật là nói đến sự chân thật. Chúng ta phải chân thật với chính mình, vì vậy trong mọi sinh hoạt phải làm sao toát ra được bản chất chân thật.
-
Khi khiêm hạ và vô ngã, chúng ta đã ở trạng thái năng lượng thấp, cho ta một trạng thái an bình, vô vi. Và cũng có thể dễ dàng nhận được năng lượng truyền tới từ các nguồn năng lượng khác đồng dạng từ thế giới, vũ trụ. Đó chính là phước.
-
Khi nhân đã lỡ gieo, do nghiệp báo, quả tất yếu phải trổ. Nếu chúng ta tin vào luật nhân quả tức là biết gánh lấy trách nhiệm cá nhân đối với tật bệnh, sức khoẻ và cả sinh mệnh. Sức khoẻ, bệnh tật và sinh mệnh đều do chúng ta quyết định tất cả, nên muốn tốt thì phải có sự nỗ lực tự thân của mỗi người.
-
Đức Phật đã định nghĩa rất rõ: “Hành động nào đem đến lợi mình, lợi người, lợi cả hai là hành động thiện. Hành động nào đem đến hại mình, hại người, hại cả hai là hành động bất thiện”.
-
Đức Phật đã dạy: “Này, các tỷ kheo, phàm như có sự sợ hãi, nguy hiểm, tai họa nào khởi lên, chúng chỉ khởi từ người ngu, không khởi từ người trí”.
-
Với trí tuệ của một bậc Toàn Giác, Đức Phật đã có một cái nhìn thật rốt ráo về khổ, Ngài khẳng định : “Tất cả những gì vô thường đều là khổ”.
-
Nếu được tóm lại một ý căn bản nhất về Phật pháp, các bậc Tổ sư đã dạy 3 ý chính: “Không làm điều ác. Hãy làm điều lành. Giữ tâm trong sạch”.