Tứ đại, Thất đại và Chúng sinh

25/05/2019 06:11 PM

Với từ ngữ “chúng sinh” thì chúng ta hiểu rằng do chúng duyên (tức là nhiều yếu tố nên gọi là chúng duyên) hợp lại với nhau mà sinh khởi nên gọi là chúng sinh.

Danh từ Phật giáo hay dùng cụm từ "thân tứ đại" để chỉ cho cái nhục thân bằng xương thịt này của chúng ta. Tứ đại là bốn nhóm yếu tố với các đặc tính khác nhau: đặc (đất), lỏng (nước), khí (gió) và nhiệt (lửa).

Bốn yếu tố này có mặt khắp nơi, nên gọi là "đại", có nghĩa là lớn. Gọi là bốn yếu tố lớn vì nó là vật chất có mặt rộng khắp. Vật chất này ở thân người thì gọi là thân tứ đại. Đóa hoa cũng là tứ đại, đám mây cũng là tứ đại, hòn sỏi cũng là tứ đại, ngọn cỏ cũng là tứ đại..., vì cái gì là vật chất thì có yếu tố tứ đại.

Từ xa xưa chưa có khoa học kỹ thuật, người Ấn Độ đã gọi tượng trưng như vậy.  Ngày nay, ta dùng các danh từ khoa học mà phân vật chất ra rất nhiều yếu tố, nguyên tố, có rất nhiều tên cho từng tế bào, từng phân tử khác nhau rất phức tạp. 

Người tín đồ Phật Giáo thì quen gọi cái thân của mình là thân tứ đại. Tứ đại bất hòa thì có bệnh duyên. Tứ đại ly tan thì gọi là chết. Khi thân tứ đại bị hoại diệt, thì người đời không nhìn thấy thân của mình nữa nên gọi là mình đã chết. 

Nhưng theo Phật giáo, cái thân này đâu phải chỉ là tứ đại như đóa hoa, như hòn sỏi, như đám mây. Nó còn có Không Đại, Kiến Đại và Thức Đại. Đủ bảy đại thì mới trọn vẹn một con người. 

Không Đại là cái hư không trống rỗng, rộng lớn đến vô cùng tận. Không có cái gì cả nhưng cũng là tất cả, vì nó là không gian chứa chấp tất cả. Có nó mới có tất cả cái khác.

Kiến Đại là cái thấy biết của chúng sinh. Cái thấy biết này cũng bao la rộng lớn vô cùng tận nên gọi là đại. Con người quay cuồng trong luân hồi, tích lũy nghiệp, trải nghiệm… tích tụ lại các kho tàng tri thức vô cùng tận, càng tích lũy, càng thấy thiều.

Thức Đại là cái nhận thức phân biệt làm chủ thể của toàn thể đời sống chúng sinh nên cũng gọi là đại. Là kết cục vận hành của 6 đại trước, chúng sinh có những nhận thức, đúc kết về thế giới, vũ trụ…

Phải đủ bảy Đại này thì mới gọi là một chúng sinh hữu tình. Còn hòn sỏi, đóa hoa chỉ là chúng sinh vô tình. 

Với từ ngữ “chúng sinh” thì chúng ta hiểu rằng do chúng duyên (tức là nhiều yếu tố nên gọi là chúng duyên) hợp lại với nhau mà sinh khởi nên gọi là chúng sinh. 


 
 


Đóa hoa là chúng sinh vô tình vì do tứ đại giả hợp lại mà có cái gọi là Đóa Hoa. Con người là chúng sinh hữu tình bởi vì do bảy đại giả hợp lại mà có con người. 

Tại sao gọi là giả hợp? Bởi có cái giả danh nên có cái gọi là giả hợp. Tại sao gọi là giả danh? Cái danh được gọi chỉ là tạm gọi nên gọi là giả danh. Ví như cái gọi là đóa hoa thì khi nó đang là hoa thì gọi là hoa, nhưng nó héo héo rồi thì người ta hái bỏ đi thì người ta gọi nó là rác, khi nó rửa nát ra thì gọi nó là phân bón. 

Cái thân người xinh đẹp thì gọi là người đẹp, nhưng khi vào nghĩa trang thì gọi là xác chết, khi đào mộ lên cải táng thì gọi là xương trắng. 

Cái khúc cây trước mặt mình đây thì mình gọi là cây gổ tràm, khi cây cháy lên thì gọi là củi, khi lửa tắc thì gọi là tro tàn. Khi ngọn lửa rời khỏi củi thì củi đã hóa tro tàn. 

Cũng thế, Khi "Kiến Đại" và "Thức-Đại" rời khỏi cái thân tứ đại thì cái thân này là xác chết.

Cái danh để lấy đó gọi tên cho chúng sinh do đó gọi là giả danh. Vì là giả danh nên có định nghĩa chử chúng sinh là: “chúng duyên giả hợp thị danh chúng sinh”. Cũng là cái ly uống nước mà khi mình gọi là cái ly, khi thì mình gọi là miễng sành. Cái đó là quá rõ. 

Chúng sinh chỉ là một dạng giả danh. Gọi là chúng sinh vậy thôi chứ không thực có cái danh nào là không tạm gọi do duyên sinh, duyên sinh là do giả hợp, duyên diệt là giả tan, gọi là diệt chứ cũng không thiệt là diệt. Vì tùy duyên diệt, rồi lại tùy duyên sinh. 

Người thấy được cái duyên sinh này thì gọi là "Duyên Giác", tức là giác ngộ cái duyên. Thấy được duyên là thấy chúng sinh không phải là chúng sinh mà gọi là chúng sinh vậy thôi. 

Duyên hợp thì là chúng sinh, duyên ly thì thì đi theo nghiệp mà tái sinh. Cái đi tái sinh đó là duyên nghiệp theo Kiến Đại và Thức Đại của chúng sinh mà luân hồi. Còn tứ đại thì cũng phải tan hoại trở về với lòng đất mẹ của tứ đại. 

Những nhà Duy vật thì cho rằng cái thân này là vật chất. Cái gọi là lương tâm hay ý thức thì cũng chỉ là sãn phẩm của bộ óc, mà bộ óc thì là vật chất. Cái sản phẩm của vật chất này sẽ chấm dứt không còn gì khi bộ não chết. 


  

Vì vậy cái thân này rất quí báu, cần phải ướp xác để làm kỷ niệm, nếu không ướp xác được thì phải lưu xương cốt lại để phụng thờ di tích của một con người. 

Con người chết rồi là hết vì vật chất tuy không bị tiêu diệt vì còn luân lưu qua các biến dịch. Nhưng con người thì không còn gì nữa khi cái ý thức không còn bộ óc để tư duy nửa. Tôi tư duy tức là tôi sống. Tôi chết thì tư duy chấm dứt, và chẳng có cái gì để tái sinh. 

Như vậy cái hạnh phúc và sự hưởng thụ phải được đòi hỏi và thỏa mãn khi còn sống. Do vậy đây là tư tưởng đoạn diệt và tà kiến. Rất ích kỷ và sẳn sàng lừa dối người và chà đạp người để cung phụng cho mình. Bởi vì cứ hưởng thụ đi rồi chấm hết bởi cái chết là xong. Người tín đồ Phật giáo thì biết duy vật như vậy là tà kiến đoạn diệt.

Do đó biết rằng chết không phải là hết vì vẫn còn luân hồi. Cũng không phủ nhận nhân quả của thân - khẩu - ý của mình. Do đó tin sâu nhân quả, luôn tỉnh thức để gieo nhân và vui lòng trả quả vì dòng thời gian là vô tận, nghiệp quả phải trả vay chứ không thể nhắm mắt mà làm liều.

Coitaba.net - Theo Tạng thư Phật học
 

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]