Chánh pháp còn bỏ huống chi tà pháp

02/11/2020 04:36 PM

Một thời đức Phật ngự tại vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, bấy giờ Ngài nói với các Tỳ Kheo (Tăng) rằng, không những khi gặp điều bất hạnh không khởi tâm ác, mà còn phải rải tâm Từ Bi Hỉ Xả, chấm dứt kiêu mạn nữa như đã giải thích ở phần trên, như vậy sẽ được lợi ích về lâu về dài, nhất là trên đường giải thoát.

Bấy giời đức Phật bảo các Tỳ Kheo:

- Này các Tỳ Kheo, nếu các thầy đi đường bị bắt giữ, nên nhiếp tâm ý, đừng khởi niệm ác. Giữ tâm như đất, đất nhận vật sạch cũng nhận vật dơ, phân tiểu dơ uế xấu xa đều nhận hết. Song đất chẳng khởi tâm, chẳng khởi tăng giảm, không nói rằng: “Đây là xấu, kia là tốt”. Ví thử: bị bắt giữ giam cầm, chớ suy nghĩ ác, chớ khởi tâm hơn thua, như đất, nước, gió, lửa, xấu tốt đều nhận không tăng giảm; khởi tâm Từ Bi Hỉ Xả đối với tất cả chúng sanh, tại sao? Vì thiện pháp còn phải bỏ, huống là ác pháp.

Ví như người có sự sợ hãi, đang khi muốn trốn gặp con sông sâu rộng, cũng không có thuyền bè qua lại để có thể sang bờ bên kia. Chỗ đứng bờ bên này rất nguy hiểm đáng sợ, bờ bên kia an toàn. Bấy giờ người ấy suy nghĩ tính toán: “Không có thuyền bè qua lại, ta không thể bơi qua con sông lớn như thế này, ta nên thu nhặt cây cối cỏ lá kết buộc lại thành bè để qua sông”. Bấy giờ người ấy liền thực hiện và từ bờ này sang được bờ kia.

Khi người ấy đã qua bờ bên kia rồi, lại nghĩ: “Cái bè này có nhiều lợi ích cho ta, do bè ta đã thoát khổ nạn, nay ta không nên bỏ bè, đi đâu ta cũng mang theo”. Thế nào, người ấy có thể vác bè theo hay không nên?

- Bạch Thế Tôn, không nên. Nguyện vọng của người ấy đã xong, không nên vác theo làm gì.

Đức Phật bảo: - Đó là pháp thiện còn phải bỏ, huống là pháp ác.

Đức Phật nói tiếp:
- Nghĩa là ngay nơi mạn diệt mạn, mạn đã diệt tận, không còn một niệm tưởng não loạn, ví như da con chồn thuộc kỹ, thuộc cho thật mềm mại, khi cuộn lại không còn tiếng kêu sột soạt, không còn chỗ cứng cộm nữa, Tỳ Kheo chấm dứt kiêu mạn cũng như thế.

Bởi thế cho nên Ta bảo: Ví thử bị giặc bắt giam cầm, chớ khởi tâm ác, nên đem lòng Từ ban khắp, bèn được chỗ Vô Vi lâu dài.


LỜI BÀN:

Đức Phật dạy: chúng ta phải có tâm nhu nhuyễn, không bực tức hận thù khi bị bắt bớ giam cầm. Đi xa hơn nữa trong bất cứ hoàn cảnh nào khi gặp những điều không tốt cho ta, cũng không nên tức giận thù hằn, mà sẵn sàng chấp nhận mọi sự, giũ tâm như đất nước gió lửa, vì đất nước gió lửa gặp vật gì cũng thu nhận hết, dù vật nặng nhẹ, đẹp xấu, to nhỏ, sạch dơ, có giá trị không giá trị v.v... đất nước gió lửa đều dung nạp hết, không nói thích hay chẳng thích, không nói yêu hay ghét, đó là có tâm không chấp mọi sự, có tâm bình đẳng. 

Đức Phật dạy không những khi gặp điều bất hạnh không khởi tâm ác, mà còn phải rải tâm Từ Bi Hỉ Xả, chấm dứt kiêu mạn nữa như đã giải thích ở phần trên, như vậy sẽ được lợi ích về lâu về dài, nhất là trên đường giải thoát.

Đức Phật dùng thí dụ “cái bè”, khi qua sông rồi phải bỏ đi, dù nó hữu ích đã giúp người bị nạn sợ hãi qua sông thoát khổ; đối với giáo pháp dù hay cũng chỉ là phương tiện giống như cái bè cho người học đạo, không nên chấp chặt. Thi dụ trong việc làm lành làm ác, làm lành là chính, làm ác là tà, nhưng nếu khi ta làm lành mà cứ để tâm dính mắc vào đó, thì sự dính mắc này sẽ cản trở trong việc đạt đạo; nếu cứ để tâm dính mắc vào việc làm thiện mà không lo tu hành thì không thể giải thoát, thành ra đức Phật bảo: “Chính pháp còn phải diệt, huống là tà pháp”, là vậy.

Toàn Không
 

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]