Hết phước thì họa sẽ sinh...

12/12/2023 06:24 PM

Trong 3 phần Phúc - Lộc - Thọ, hình thành nên sinh mạng của con người, thì Phúc (Phước) luôn dẫn đầu, luôn là gốc. Nó chính là quả nghiệp có được từ các tiền kiếp của mỗi chúng sinh.

Được ăn ngon, được mặc đẹp chính là một người có phước. Thấy ai mà xinh đẹp là biết người này có phước. Ai đang sống giàu có , hạnh phúc... là người đó đang hưởng phước. Ai đang có chức quyền, người đó cũng có phước. Ai con cháu giỏi giang thành đạt cũng do phước mà có. Ai đang được cung phụng ăn ngon mặc đẹp giàu sang phú quý... cũng đều do có phước mà nên.

Nhưng tất cả những ai đang có phước xin hãy giữ gìn, tiết kiệm đừng hưởng thụ hoang phí. Thậm trí càng cần phải tu thân, dưỡng tánh, giúp đời... tạo ra nhiều phước lành, để lại phước cho ngày mai sau nữa.
 
Chơi bời thâu đêm suốt sáng, dát vàng ngọc lên người quá mức là hình thức đem phúc đức trong tài khoản ra xài một cách vô tội vạ, mà không giúp được gì cho bản thân.
 
Phước mà hưởng hết còn đáng sợ hơn là tiền trong tài khoản hết. Bởi phước hết thì họa  sinh. Bệnh tật, tai ương, xui xẻo… sẽ kéo đến.
 
Không phải độc ác hay hại người mới tổn phước. Chỉ cần hưởng thụ quá mức, vô ơn không biết ơn người cho bạn sự hưởng thụ đó mà cứ sống như đó là sự hiển nhiên mình có được, thì cũng sẽ không có hậu về sau.
 

Người xưa đã đúc kết, phúc phận con người hình thành bởi 3 phần: PHÚC (phước đức) - LỘC (tiền tài) - THỌ (hưởng thụ). Trong đó, phước luôn là gốc để sinh ra Lộc và Thọ. Nhưng tổng cộng 3 phần đối với vận mạng một con người là một hằng số, do tiền nghiệp tạo ra. Nếu tài lộc quá lớn, hưởng thụ quá nhiều đều làm giảm bớt đi phần phước. Đó là quy luật tất nhiếu của nhân quả.
 
PHƯỚC TUY VÔ HÌNH, NHƯNG LUÔN CHE CHỞ KHI GẶP HOẠN NẠN.
 
- Phước cũng giống như tiền tiết kiệm để dành hàng ngày, khi gặp tai nạn hoặc lâm nguy, bạn luôn có sẵn để dùng.
- Khi làm các việc thiện sự nên hồi hướng công đức phước báu. 
- Phước phải do chính mình tạo nên chứ không phải cầu mà có. Làm phước thì được phước, cầu phước thì không có phước.
- Nếu bình thường bạn không biết tạo phước (giúp đỡ người nghèo khổ, hoạn nạn, phóng sanh cứu vật, cúng dường Tam Bảo, hiếu thảo với cha mẹ ...), không biết tiếc phước (tiêu dùng, mua sắm lãng phí, ăn uống vô độ, không phụng dưỡng tứ thân phụ mẫu, sân si thù hận,...) thì khi gặp nạn tai có cầu xin van vái khắp nơi cũng không có người giúp. Chính vì vậy, đừng coi thường việc gieo phước hàng ngày.
 
Tuệ Lâm- Bình An
 

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]