Nguồn gốc của việc phóng sinh:
Chuyện kể rằng việc phóng sinh xuất phát từ thái tử Tất Đạt Đa là đức Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật. Khi đó, anh em chú bác với Đức Phật là Đề Bà Đạt Đa đã giương cung bắn trúng một con chim thiên nga. Con thiên nga bị thương và rơi vào khu vườn của thái tử.
Thiên nga quằn quại trong cơn đau dữ dội vì trọng thương. Thấy vậy, với tấm lòng từ bi, Ngài đã nâng thiên nga ôm vào lòng chăm sóc vết thương và cẩn trọng tìm chỗ trú an toàn. Khi ấy, Ngài mới 9 tuổi.
Được chăm sóc cẩn thận với tình thương vô bờ, không bao lâu vết thương của thiên nga bình phục hoàn toàn. Thiên nga được tự do bay trong không gian nhưng không quên tỏ lòng tri ân người đã cứu dưỡng mình bằng những tiếng kêu vui mừng.
Suốt gần 50 năm thuyết pháp độ sinh sau khi thành đạo, Ngài vẫn luôn đề cao tinh thần từ bi. Phật dạy, trong kinh Phạm Võng, là người con Phật làm việc phóng sinh và khuyên bảo người khác làm vì lòng từ bi.
Khi thấy người sát sinh thì nên cố gắng tìm cách cứu chúng sinh được thoát khỏi nạn khổ đau. Theo triết lý đó, việc phóng sinh đã phát triển rộng khắp đất nước Trung Quốc rồi truyền sang Tây Tạng, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam.
Tụng kinh phóng sinh.
Phóng sinh để nuôi dưỡng lòng từ bi
Trước hết, phóng sinh xuất phát từ lòng từ bi. Vì thấy chúng sinh lâm vào nạn khổ đau (giết chóc, hành hạ …) mà người ta xuất tâm bồ đề tìm cách giải thoát cho chúng. Việc phóng sinh giúp con người thấu hiểu được chân lý vạn vật đều bình đẳng, đều có cảm giác, có tánh Phật. Đây là khởi nguồn từ tâm của con người đối với hết thảy chúng sinh.
Thay đổi nhận thức và hành động con người bằng những việc làm hằng ngày là thực hiện việc giới sát, ăn chay, cứu giúp sinh mạng muôn loài. Tiến xa hơn, con người tuyệt đối không làm việc ác mà thay vào đó làm các điều thiện khởi tâm từ bi đối với tất cả muôn loài trên thế gian.
Phóng sinh để tiêu trừ nghiệp chướng
Thực tế, phóng sinh là việc đơn giản nhất mà bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được. Việc phóng sinh không phân biệt giàu nghèo, hoàn cảnh và cũng không cầu mong lợi lộc riêng cho bản thân mà thực hiện. Cũng như con người, sinh vật cũng là loài có sự sống. Việc giải phóng con vật khỏi sự giam cầm và thoát khỏi sự đe dọa tính mạng thể hiện lòng từ bi mang lại hạnh phúc và an lạc cho hết thảy chúng sinh. Trên tất cả, phóng sinh mang lại phước báu vô cùng to lớn tiêu trừ nghiệp chướng.
Phóng sinh tạo phước
Ngày trước, các bậc tiền nhân trên đường đi hay gặp chúng sinh (cá hay chim) bị trẻ con bắt trong lúc chăn trâu, bò. Cũng có trường hợp, người mưu sinh cuộc sống đánh bắt chim trời cá nước về làm thức ăn. Động lòng từ bi, các cao nhân mua về thả phóng sinh. Ấy là việc làm từ tâm tạo phúc cứu vớt sinh linh nhỏ bé trước nguy hiểm đến tính mạng.
Ngày nay, việc phóng sinh hay được nhiều người thực hiện. Để việc này đúng nghĩa và phước báo, người phát tâm từ bi cần lưu ý những điểm:
- Việc làm xuất phát từ tâm từ bi không làm theo phong trào
- Không quan trọng đề cao mặt hình thức
- Không đặt nặng số lượng chúng sinh
- Chọn địa điểm vắng vẻ