Ai trồng nhiều cây xanh - Người đó sẽ giàu có

18/08/2021 04:54 PM

Người siêng năng trồng Rừng và bảo vệ Rừng sẽ trở nên giàu có. Người chặt phá cây Rừng, làm tổn hại đến Rừng sẽ bị nghèo khổ.

Nhiều người sau khi nghe câu chuyện này sẽ thắc mắc: "trồng rừng tốn tiền mới nghèo, còn chặt phá rừng có gỗ đi bán lấy tiền phải giàu mới đúng". Nghe cũng có lý, nhưng thực tế đã chứng minh điều ngược lại.

Ông bà ta ngày xưa đã có câu "Nhất phá sơn lâm, nhị đâm hà bá", hai đại tội lớn của con người, thứ nhất là phá rừng, chặt cây cối. Thứ hai là đánh bắt các loài hải sản, sinh vật dưới nước. Người phá rừng, chặt cây xanh không bao giờ giàu được, nếu có chút tiền thì cũng hết rất nhanh, cả phần đời còi lại sẽ phải đón lấy bất hạnh, khổ đau. Dân gian có câu: 'ăn của rừng, rưng rưng nước mắt".

Người trồng rừng, bảo vệ cây xanh sẽ nhận được quả báo tốt đẹp.

Chuyện kể rằng: có một anh làm bên ngành kiểm lâm, khi nghe bài giảng "người siêng năng trồng rừng sau sẽ giàu" nên anh đã tự nguyện đi xin đất để trồng rừng. Cứ có chút tiền nào là anh mang ngay đi mua cây về trồng, rất siêng năng và kiên trì. Thời gian đầu trồng rừng thì may mắn càng đến với gia đình anh. Tiền đi vào bằng ngõ khác, không đi vào bằng ngõ rừng. Rừng anh trồng không thu hoạch được gì nhưng việc buôn bán của vợ anh thuận lợi một cách không ngờ, khiến gia đình anh ngày một khá giả hơn.

Chúng ta nên nhớ và tin rằng: trồng được một cây xanh là ta đã gieo được một cội phúc cho mình, nếu trồng được hàng nghìn cây xanh nghĩa là đã gieo được cả nghìn cội phúc. Vì trồng cây xanh tạo được phúc rất lớn nên chúng ta hãy tìm nơi để trồng cây, tìm chỗ nào đất trống, đồi núi trọc, nơi rừng bị tàn phá để trồng và rủ thật nhiều người cùng tham gia, cùng chăm sóc để góp phần bảo vệ môi trường, khí hậu, nguồn nước cho trái đất.

Không nên viện lí do rằng mình không có điều kiện, bận rộn để trốn tránh việc trồng cây. Bất kỳ nơi nào: thành thị, nông thôn hay vùng rừng sâu, miền biển...nơi nào có đất là nơi đó chúng ta có thể trồng cây. Nếu không thể đi xa, không thể tham gia theo nhóm, tập thể thì tự mình trồng cây trên mảnh đất riêng, trong khu vườn nhỏ của mình. mỗi cây xanh mọc lên là một cội phúc đã được gieo trồng.

 

Ảnh minh họa.

Không trồng được cây xanh nào là bất hạnh lớn của một con người, sau này họ sẽ sống trong cảnh khô hạn, nắng nóng.

Người nào mắc phải nghiệp cưa cây, phá rừng đều phải chịu kết cục nghèo khổ.

Các bạn cứ ngẫm mà xem: bao nhiêu công ty khai thác, chế biến lâm sản dù to, dù nhỏ đều lụi bại, phá sản hoặc thay đổi nghề nghiệp. Hay đơn giản và không ở đâu xa lạ, tại Việt Nam chúng ta mấy năm gần đây đã phải hứng chịu rất nhiều thảm họa thiên nhiên thảm khốc: lũ quét, lụt lội, ngập mặn... Tiền, tài sản... làm ra bao nhiêu cũng bị cuốn đi hết. Tât cả cũng từ tệ nạn phá rừng, chặt cây làm thủy điện, chế biến các đồ dùng... mà ra. 

Gieo nhân nào thì gặt quả ấy. Hãy dừng ngay việc phá rừng, chặt cây xanh. Đồng thời trồng nhiều cây rừng và làm cho trái đất - Ngôi nhà chung của chúng ta xanh trở lại, đấy là cách chúng ta cứu mình và cứu thể hệ con cháu sau này. 

Đức Phật là một nhà bảo vệ môi trường vĩ đại, trong giáo lý và trong giới luật. Ngài cấm ngặt việc chặt phá cây cối. Là đệ tử Phật, chúng ta hãy luôn ghi nhớ điều này.

coitaba.net
Trích: Bài giảng nhân quả giàu, nghèo - TT Thích Chân Quang)

Ý KIẾN ĐỘC GIẢ

KẾT NỐI TRÍ TUỆ

CÕI TA BÀ - SỐNG CHẾT VÀ TÁI SINH
Cẩm nang cho cuộc sống

Phóng hạ đồ đao / Lập địa thành Phật
Biển khổ vô biên / Quay đầu là bờ

Liên hệ: [email protected]